Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không tính Nhật Bản tăng 0,8% trong đầu phiên 19/8.
Hong Kong là thị trường tăng mạnh nhất khu vực, với Hang Seng tăng gần 1,7%, tương đương 434 điểm.
Tại Trung Quốc, Shenzhen Composite cũng tăng gần 1,2% với kỳ vọng chính phủ sẽ tăng cường kích thích. Shanghai Composite cũng tăng 0,4%.
Ngoài ra, Nikkei 225 của Nhật Bản và Kospi của Hàn Quốc đồng loạt tăng hơn 0,4%. Tại Nam Á, ASX 200 và NZX 50 cũng lần lượt tăng 0,8% và 0,1%.
Chứng khoán châu Á tăng, kỳ vọng các chính phủ tăng kích thích kinh tế. Ảnh: Reuters. |
Chứng khoán châu Á tăng khi thị trường kỳ vọng chính phủ Trung Quốc và Đức tăng cường kích thích kinh tế để tránh nguy cơ suy thoái. Tuần trước, 2 quốc gia này đều phát đi tín hiệu suy thoái, với kinh tế Đức giảm 0,1% trong quý II và sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng chậm nhất 17 năm.
Cuối tuần trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ cải thiện cơ chế thiết lập lãi suất cho vay cơ bản từ tháng 8. Cơ chế này sử dụng phương thức cải cách dựa trên các yếu tố thị trường nhằm hạ lãi suất cho vay thực tế.
Tại Đức, trang Der Spiegel cũng cho biết chính phủ Đức sẽ tăng cường chi tiêu bằng cách phát hành thêm trái phiếu và triển khai các biện pháp kích thích để tránh nguy cơ suy thoái.
Liên quan tới chiến tranh thương mại, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết các cuộc điện đàm gần đây giữa các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đều cho kết quả tích cực. Tổng thống Donald Trump cũng khẳng định tiến trình đàm phán đang diễn ra nhưng ông chưa sẵn sàng ký kết hiệp định thương mại với Bắc Kinh.
Tuần này, giới đầu tư cũng sẽ theo dõi báo cáo PMI của Mỹ và châu Âu, từ đó đánh giá về sức khỏe của kinh tế thế giới và nguy cơ suy thoái sau tín hiệu cảnh báo phát ra từ thị trường trái phiếu tuần trước.
(Nguồn: NDH, CNBC, Reuters)